An táng: An táng là hình thức mai táng bằng cách chôn Quan tài xuống đất. Khi chôn xong, phần mộ thường được đấp cao lên, xây chung quanh thành mã. Có khi người ta còn làm hàng rào quanh mộ để bảo vệ … Huyệt mã thường được đào hình chữ nhật, kích thước: ngang 0.9m; dài 2,2m; sâu 1,6m (còn tùy loại Áo quan). Có nhiều trường hợp, con cháu mua trước phần mộ để dành riêng cho người thân (hiện nay còn sống), phần mộ này được gọi là ‘ Sanh phần ‘.
Hỏa táng: Mặc dù An táng là tập tục lâu đời và được nhiều người sử dụng nhất, ngày nay Hỏa táng cũng được xem là hình thức mai táng được ưa chuộng. Bằng cách hỏa thiêu, thi thể người chết chỉ còn lại một ít tro, sau đó được đặt vào trong một hủ sành rất gọn. Hủ đựng hài cốt được thiết kế theo nhiều kiểu dáng thích hợp với từng tôn giáo. Sau khi hỏa táng gia đình có thể đem hủ cốt về thờ cúng tại nhà hoặc gửi vào chùa, gửi vào nhà thờ…. Gia đình không phải tốn kém các chi phí xây mả, tảo mộ … như theo phương pháp An táng.
Thiên táng: Ngày xưa có người đi làm ăn ở xa nhà, dọc đường chẳng may bị cảm nắng, cảm gió mà chết đột ngột, có người cùng đi hoặc người đi đường nhận ra, chỉ kịp đánh dấu chổ người chết nằm xuống, chưa kịp chôn cất, sau này mới đến nhà báo tin cho tang quyến. Khi người nhà đến nơi thì mối đã vùi lấp tử thi. Thân nhân cho rằng đó là huyệt đất tốt, trời đã dành cho và chôn giùm nên gọi là ‘ Thiên táng ‘. Vì tin tưởng vào tương lai gia đình sẽ phát đạt, nên người ta cứ để nguyên vậy mà chỉ đấp đất vào gò mối cho vung cao lên, không cải táng. Những ngôi mộ thiên táng như vậy thường ở ven đường, trãi qua nhiều năm nhưng vẫn được tôn cao. Cư dân quanh vùng và khách buôn bán đi qua chăm sóc thờ cúng và tin rằng những âm hồn đó rất thiêng, sẽ phù hộ độ trì cho họ khỏe mạnh, làm ăn khấm khá…
Cải táng: Cải táng là việc đào một mả đã chôn lên, nhặt lấy xương, xếp vào một cái tiểu sành hoặc dùng quan quách liệm lại, đoạn đem đi cải táng (chôn lại) ở nơi đất khác. Quan tài cũ được bỏ đi, không dùng lại nữa. Có nhiều nguyên nhân làm cho gia đình người chết phải quyết định Cải táng:
+Có thể là trước đây vì nhà nghèo, khi cha mẹ mất không có tiền lo liệu, mua tạm một quan tài xấu, chôn cất tạm, sau ba năm thì cải táng.
+ Vì chỗ đất chôn bị mối kiến, nước lụt, bị giải tỏa…
+ Vì người nhà tin vào các nhà địa lý, thấy chỗ mả vô cớ mà bị sụp lở hoặc cây cối trên mã tự nhiên khô héo… thì lại cho là tại đất xấu nên phải cải táng. Trước hôm cải táng phải làm lễ cáo từ đường, đến hôm cải táng phải làm lễ khấn thổ công chổ để mã..
Trong khi cải táng có ba tục “trường thụy” (tức là mã phát tốt đẹp) thì không cải táng; khi đào đất nếu thấy con rắn vàng thì cho là ‘ long xà khí vật ‘ ; khi mở quan tài thấy dây tơ hồng quấn quýt thì cho là ” đất kết ” ; hơi đất có chổ ấm áp, trong huyệt khô ráo không có nước hay là nước đóng giọt lài như sữa … đó là điều tốt. Khi gặp một trong các hiện tượng trên thì phải lập tức lấp lại ngay. Thông thường khi cải táng người ta hay làm vào ban đêm hoặc sáng sớm. Đó là vì theo kinh nghiệm thực tế, có nhiều trường hợp gặp một trong ba điều “trường thụy” kể trên thì không nên cải táng, phải lấp lại ngay. Như vậy nếu thi thể lúc đó còn nguyên vẹn mà gặp lúc ánh mắt trời rọi vào (ban ngày) thi thể sẽ bị rữa ra ngay và teo lại.
Các Loại Hình Yên Nghỉ Đơn vị dịch vụ tang lễ, chuyên dịch vụ tang lễ, tang lễ trọn gói, cơ sở mai táng dịch vụ tang lễ chuyên nghiệp